Bộ_Cá_da_trơn
Bộ_Cá_da_trơn

Bộ_Cá_da_trơn

Akysidae (gồm cả Parakysidae)
Amblycipitidae
Amphiliidae
Anchariidae
Andinichthyidae
Ariidae
Aspredinidae
Astroblepidae
Auchenipteridae
Austroglanididae
Bagridae
Callichthyidae
Cetopsidae
Chacidae
Clariidae
Claroteidae
Cranoglanididae
Diplomystidae
Doradidae
Erethistidae
Heptapteridae
Heteropneustidae
Hypsidoridae
Ictaluridae
Lacantuniidae
Loricariidae
Malapteruridae
Mochokidae
Nematogenyidae[1]
Olyridae
Pangasiidae
Pimelodidae
Plotosidae
Pseudopimelodidae
Schilbeidae
Scoloplacidae
Siluridae
Sisoridae
Trichomycteridae

incertae sedis
  Horabagrus
  Conorhynchos

– Họ tuyệt chủng -
Bộ Cá da trơn hay bộ Cá nheo (danh pháp khoa học: Siluriformes) là một bộ cá rất đa dạng trong nhóm cá xương. Các loài cá trong bộ này dao động khá mạnh về kích thước và cách thức sinh sống, từ loài nặng nhất là cá tra dầu (Pangasius gigas) ở Đông Nam Á tới loài dài nhất là cá nheo châu Âu (Silurus glanis) của đại lục Á-Âu, hay những loài chỉ ăn xác các sinh vật chết ở lớp nước đáy, hay các loài cá ký sinh nhỏ bé như Vandellia cirrhosa. Có các loài với các kiểu tấm xương bảo vệ cũng như các loài không có tấm xương bảo vệ này, nhưng tất cả chúng đều không có vảy. Không phải loài cá da trơn nào cũng có râu; các đặc trưng để xác định bộ Siluriformes trên thực tế là các đặc điểm chung của hộp sọ và bong bóng. Bộ cá này có tầm quan trọng kinh tế đáng kể; nhiều loài được chăn nuôi ở quy mô lớn để cung cấp cá thực phẩm, một vài loài được nuôi thả như là cá câu thể thao. Nhiều loài cá nhỏ, cụ thể là các loài trong chi Corydoras, được nuôi làm cá cảnh trong các bể cá.Cá da trơn là loài thủy sinh vật được chăn nuôi phổ biến ở nhiều nước trên thế giới và trở thành một nguồn thủy hải sản quan trọng trong công nghiệp thực phẩm, được chế biến và tiêu thụ rộng rãi trên toàn cầu. Tại Hoa Kỳ, các loài catfish (cá mèo hay cá trê Mỹ) thuộc họ Ictaluridae của bộ Cá da trơn được chăn nuôi với quy mô công nghiệp. Các chủ trại nuôi cá catfish đã thành lập một hiệp hội nghề nghiệp nuôi cá catfish để truyền bá, trao đổi kinh nghiệm chăn nuôi loài cá này và bảo vệ quyền lợi cho các thành viên trong trường hợp gặp phải sự cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường. Cũng trong cuộc cạnh tranh này, đã có thời kỳ, các loài cá tra nuôi (Pangasius hypophthalmus) và cá ba sa (Pangasius bocourti) của Nam Bộ, mặc dù thuộc họ Pangasiidae (tiếng Anh gọi là shark catfish) cũng trong bộ Cá da trơn nhưng vẫn bị cho là thuộc họ Cá trê (Clariidae) và cho tới nay tại thị trường Mỹ vẫn không được dán nhãn là catfish[2] và áp dụng thuế chống phá giá lên các loài cá nhập khẩu này[3].Ở Việt Nam có nhiều loài thuộc bộ Cá da trơn như cá trê, cá nheo, cá bông lau, cá ba sa, cá tra v.v Đại đa số chúng sinh sống tự nhiên trong các ao, đầm, sông, hồ. Chỉ đến gần đây, khi nhu cầu tiêu thụ loại cá này dưới dạng thực phẩm tăng lên một cách đột biến, một số loài cá thuộc bộ này bắt đầu được các chủ trại nuôi cá ở Việt Nam chăn nuôi, mặc dù với quy mô không lớn.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bộ_Cá_da_trơn http://www.scielo.br/pdf/ni/v3n4/v3n4a01.pdf http://www.scielo.br/scielo.php?script=sci_arttext... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/99455 http://www.catfish-and-more.com/ http://www.dicarlofood.com/productmanual/basa%20sw... http://mapress.com/zootaxa/2007f/zt01418p300.pdf http://www.mapress.com/zootaxa/2003f/zt00249.pdf http://www.mapress.com/zootaxa/2006f/zt01109p068.p... http://www.mapress.com/zootaxa/2006f/zt01125p056.p... http://news.nationalgeographic.com/news/2005/06/06...