Bầu_cử_ở_Việt_Nam
Bầu_cử_ở_Việt_Nam

Bầu_cử_ở_Việt_Nam

Bầu cử ở Việt Nam là quá trình các cử tri của quốc gia này đưa ra quyết định của họ theo các cách thức mà pháp luật quy định để chọn ra các đại biểu đại diện cho mình nắm giữ các chức vụ trong cơ quan dân cử của chính quyền ở trung ương và địa phương trong phạm vi lãnh thổ của Việt Nam. Việc bầu cử ở Việt Nam gồm bầu cử Quốc hội (ở Trung ương) và bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp (ở địa phương).Thông thường, các cuộc bầu cử được tiến hành khi các cơ quan dân cử (hay cơ quan quyền lực nhà nước) hết nhiệm kỳ thì sẽ được ấn định vào vị trí công tác khác. Còn những người trúng cử sau này cũng được ấn định từ trước từ Uy ban bầu cử. Theo quy định của Hiến pháp năm 1992, nhiệm kỳ của Quốc hội mỗi khóa là năm năm,[1][2] tương tự, năm năm cũng là nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân các cấp chính vì vậy cứ năm năm một lần, ở Việt Nam lại định kỳ tiến hành bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.Tại Việt Nam, các cuộc bầu cử có tính chất pháp lý rất quan trọng, đó là một khâu quan trọng để thành lập các cơ quan quyền lực nhà nước từ trung ương đến địa phương. Là phương thức quan trọng để nhân dân thực hiện quyền lực của mình. Điều 6 Hiến pháp Việt Nam năm 1992 khẳng định: "Nhân dân sử dụng quyền lực Nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân".Thuật ngữ bầu cử ở Việt Nam được cho là gắn mật thiết với khái niệm dân chủ, trong đó những cuộc bầu cử tự do và công bằng là phương thức đảm bảo cho việc tôn trọng các quyền tự do, dân chủ đó. Trong một nền dân chủ, quyền lực của nhà nước chỉ được thực thi khi có sự nhất trí của người dân (người bị quản lý). Cơ chế căn bản để chuyển sự nhất trí đó thành quyền lực nhà nước là tổ chức bầu cử tự do và công bằng.Bầu cử cũng được hiểu là cách thức nhân dân trao quyền cho Nhà nước và với tư cách là một chế độ tiên tiến, Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam không thể bằng một phương pháp nào khác hơn là bầu cử để thành lập ra các cơ quan của mình.[3]Cuộc bầu cử là một trong những hình thức hoạt động xã hộichính trị quan trọng của nhân dân. Bầu cử thu hút sự tham gia đông đảo của cử tri đại diện cho các giai cấp, tầng lớp, tôn giáo, giới tính… Bởi vậy để đạt được kết quả, các cuộc bầu cử phải được tiến hành có tổ chức, theo những trình tự chặt chẽ nhất định.[4]Những trình tự thủ tục này được pháp luật quy định rất chặt chẽ, ở Việt Nam có hàng loạt các văn bản pháp luật điều chỉnh về bầu cử từ Hiến pháp – văn bản có hiệu lực pháp luật cao nhất đến các đạo luật hiện hành như Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội năm 1997 đã được sửa đổi bổ sung vào năm 2001 và năm 2007 (gọi chung là Luật bầu cử đại biểu Quốc hội) [5][6][7]Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2003[8] và cho đến các văn bản dưới luật như Nghị định của Chính phủ cụ thể hóa và hướng dẫn chi tiết các văn bản nêu trên.[9]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bầu_cử_ở_Việt_Nam http://www.sbtn.net/default.aspx?LangID=0&tabId=19... http://vnexpress.net/gl/phap-luat/tu-van/2007/03/3... http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2004/04/3b9d1df5/ http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/story/2007/0... http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2006... http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2007... http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2007... http://www.chinhphu.vn/portal/page?_pageid=578,333... http://www.chinhphu.vn/portal/page?_pageid=578,333... http://www.chinhphu.vn/portal/page?_pageid=578,333...