Bầu_cử_Quốc_hội_Việt_Nam_khóa_XIV

Đảng Cộng sảnNguyễn Xuân Phúc
Đảng Cộng sảnBầu cử Quốc hội Việt Nam khóa XIV diễn ra vào ngày 22 tháng 5 năm 2016 thông qua biểu quyết trước đó của Quốc hội vào ngày 24 tháng 11 năm 2015. Qua đó, dự kiến vị trí Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia là Chủ tịch Quốc hội khóa XIII – Ông Nguyễn Sinh Hùng.[1]Tổng số Đại biểu Quốc hội khóa XIV sẽ là 500 người.[2] Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIV sẽ diễn ra trong tháng 7 năm 2016, để bầu Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội, rồi bầu Chủ tịch nướcThủ tướng Chính phủ.[3] Có hơn 69 triệu 265 ngàn người đủ tư cách cử tri trong cả nước tham gia bầu cử tại 91.476 tổ bầu cử trên cả nước và thời điểm kết thúc quá trình vận động cử tri là 7h sáng ngày 21/5/2016[4]Theo báo Bloomberg, Nguyễn Hạnh Phúc, Tổng Thư ký Quốc hội, nói trong cuộc họp báo ở Hà Nội thì Quốc hội khóa XIII sẽ họp từ ngày 31 tháng 3 đến 12 tháng 4 để quyết định miễn nhiệm Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, cũng như Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng [5] Việc bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia sẽ diễn ra vào ngày 31/3, Chủ tịch nước ngày 2 tháng 4, Thủ tướng ngày 7/4.[6].Tổng cộng danh sách chính thức ra tranh cử Đại biểu Quốc hội vào ngày 22 tháng 5 năm 2016 gồm 870 ứng viên chính thức ứng cử tại 184 đơn vị bầu cử trong cả nước, trong đó chỉ có 11 người trong số hơn 150 ứng viên tự ứng cử, không có người nào thuộc thành phần bất đồng chính kiến.[7] Trong số 870 ứng cử viên thì 197 người do trung ương giới thiệu, 673 người do địa phương giới thiệu, tỉ lệ 1,74 người ứng cử trên 1 đại biểu được bầu.[8]Trong số 496 đại biểu được bầu 21 đại biểu là người ngoài Đảng (chiếm 4,2%), Quốc hội khóa XIV có tỷ lệ Đảng viên cao nhất từ trước đến nay. Chỉ có hai người tự ứng cử trúng cử: ông Nguyễn Anh Trí – Viện trưởng Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương, ứng cử tại Hà Nội; ông Phạm Quang Dũng – Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần Tasco, ứng cử tại Nam Định. Cả hai đều là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.[9]Ngoài ra có 2 người đắc cử không được Hội đồng bầu cử quốc gia công nhận tư cách Đại biểu Quốc hội là bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường và ông Trịnh Xuân Thanh.[10] Do đó tổng số Đại biểu chính thức còn 494 người tại kỳ họp đầu tiên.

Bầu_cử_Quốc_hội_Việt_Nam_khóa_XIV

Đảng Đảng Cộng sản
Số người đi bầu 99,35%
Số ghế thay đổi 19
Lãnh đạo Nguyễn Phú Trọng
Số ghế giành được 473
Đảng thứ nhấtĐảng thứ 2Lãnh đạoĐảngSố ghế giành đượcSố ghế thay đổi
 Đảng thứ nhấtĐảng thứ 2
 
Lãnh đạoNguyễn Phú Trọngkhông có
ĐảngĐảng Cộng sảnĐộc lập
Số ghế giành được47321
Số ghế thay đổi1925

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bầu_cử_Quốc_hội_Việt_Nam_khóa_XIV http://www.bbc.com/vietnamese/forum/2016/04/160414... http://www.bbc.com/vietnamese/multimedia/2016/02/1... http://www.bbc.com/vietnamese/multimedia/2016/04/1... http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/02/1602... http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/02/1602... http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/02/1602... http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/02/1602... http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/03/1603... http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/03/1603... http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/03/1603...