Bản_đồ_giấy_cói_Turin

Bản đồ giấy cói Torino là một bản đồ của người Ai Cập cổ đại, được xem là bản đồ địa chất còn tồn tại lâu đời nhất,[1] có từ thời cổ đại. Bản đồ được vẽ trên giấy cói được phát hiện tại Deir el-MedinaThebes, và được tìm thấy bởi Bernardino Drovetti (được xem là là Thống đốc của Napoleon) ở Ai Cập vào khoảng năm 1824, và hiện được bảo quản tại Bảo tàng Egizio thuộc Torino. Bản đồ vẽ vào khoảng năm 1150 trước Công nguyên bởi "Người ghi chép lăng mộ" Amennakhte, con trai của Ipuy. Nó sử dụng cho hoạt động khai thác đá của Ramesses IV ở thung lũng Wadi Hammamat trong vùng sa mạc phía đông, nhằm tìm kiếm và khai thác đá tản Ả rập-Nubia loại đá tinh thể từ Thời kỳ Tiền Cambri. Mục đích chính yếu nhằm tìm các khối đá sa thạch để sử dụng làm những bức tượng cho nhà vua.