Boeing_B-52_Stratofortress
Boeing_B-52_Stratofortress

Boeing_B-52_Stratofortress

Boeing B-52 Stratofortress (Pháo đài tầng bình lưu) là máy bay ném bom chiến lược phản lực được Không quân Hoa Kỳ (USAF) sử dụng từ năm 1955, thay thế cho các kiểu Convair B-36Boeing B-47. Được chế tạo để mang vũ khí hạt nhân cho một cuộc Chiến tranh hạt nhân, nhưng nó chưa bao giờ thực hiện vai trò này trong thực tế, mà thay vào đó nó được dùng để thả các loại bom, tên lửa thông thường trong các cuộc chiến tranh. B-52 là chiếc máy bay ném bom có tầm bay xa không cần tiếp nhiên liệu dài nhất, và mang được đến 27 tới 33 tấn (60.000 - 73.000 lb) vũ khí.Không lực Mỹ bắt đầu đưa B-52 vào hoạt động năm 1955 trong các đơn vị thuộc Bộ chỉ huy Không quân Chiến lược, sau được sáp nhập vào Bộ chỉ huy Không quân năm 1991. Tầm bay rất xa ở tốc độ cận âm và chi phí vận hành tương đối rẻ đã duy trì chiếc B-52 trong phục vụ cho dù đã có những đề nghị để thay thế nó bằng kiểu máy bay siêu âm Mach 3 XB-70 Valkyrie, kiểu siêu âm B-1B Lancer, và kiểu tàng hình B-2 Spirit. Đến tháng 1 năm 2005, nó trở thành kiểu máy bay thứ hai, sau chiếc English Electric Canberra, đánh dấu 50 năm phục vụ liên tục trong quân đội. Đến tháng 1 năm 2015, B-52 trở thành loại máy bay duy nhất đạt thành tích phục vụ quân đội Mỹ trong suốt 60 năm.Tổng cộng đã có 744 chiếc B-52 được chế tạo. Tính đến năm 2018, chỉ còn 75 chiếc B-52 tiếp tục phục vụ trong không quân Mỹ, số còn lại đã bị phá hủy trong chiến đấu, do tai nạn hoặc do bị tháo dỡ, một số ít thì được đưa vào bảo tàng. Đã có 34 chiếc B-52 đã bị phá hủy trong chiến tranh Việt Nam, cuộc chiến duy nhất mà B-52 chịu tổn thất bởi hỏa lực đối phương. Tính đến năm 2018, trong số 744 chiếc B-52, có 94 chiếc bị rơi do tai nạn, chiếm 12,6% số B-52 được chế tạo[4]Có thể được xem như "một đối trọng" với B-52 của Không lực Mỹ, máy bay ném bom chiến lược sử dụng động cơ tuốc bin cánh quạt Tu-95 vẫn tiếp tục hoạt động trong Không quân Nga kể từ năm 1956 tới nay, năm 2018 không quân Nga vẫn duy trì 60 chiếc Tu-95 trong tình trạng hoạt động tốt. Một phần lý do dẫn tới quãng thời gian hoạt động cao và sự hữu dụng này, giống như B-52, đó là Tu-95 thích hợp chuyển đổi sử dụng cho nhiều mục đích. Thậm chí xét về độ bền bỉ, Tu-95 còn vượt trội hơn B-52: tính đến năm 2018, trong số trên 500 chiếc Tu-95 được chế tạo, chỉ có 13 chiếc bị mất do tai nạn, tỷ lệ tai nạn chỉ là 2,6%[5]

Boeing_B-52_Stratofortress

Quốc gia chế tạo Hoa Kỳ
Trang bị cho Không quân Hoa Kỳ
NASA
Phát triển thành Conroy Virtus
Giá thành B-52B: 14,43 triệu Đôla (thời giá 1960)[2]
B-52H: 9,28 triệu Đôla (thời giá năm 1962)
B-52H: 53,4 triệu Đôla (thời giá năm 1998)
B-52H: 84 triệu đôla (thời giá năm 2012)[3]
* Lưu ý: các con số trên là chi phí cho chiếc máy bay vừa xuất xưởng, chưa bao gồm chi phí cho các thiết bị điện tử, radar, vũ khí...
Bắt đầuđược trang bịvào lúc tháng 2 năm 1955
Tình trạng Đang phục vụ
Số lượng sản xuất 744[1]
Kiểu Máy bay ném bom chiến lược
Được chế tạo 1952–1962
Hãng sản xuất Boeing
Chuyến bay đầu tiên 15 tháng 4 năm 1952

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Boeing_B-52_Stratofortress http://www.check-six.com/Crash_Sites/Czar52Crash.h... http://findarticles.com/p/articles/mi_m0IBP/is_6_4... http://www.io.com/~dierdorf/ww-17.html http://www.megafortress.com/books/book02p.htm http://radio.weblogs.com/0100165/2002/06/30.html http://www.youtube.com/watch?v=VFOnJ2JC8Mg http://www.youtube.com/watch?v=jEnSYWJgWyI http://history.nasa.gov/monograph12/ch13.htm http://www.hq.nasa.gov/pao/History/SP-468/cover.ht... http://www.nasa.gov/centers/dryden/news/FactSheets...