Aung_San_Suu_Kyi
Aung_San_Suu_Kyi

Aung_San_Suu_Kyi

Aung San Suu Kyi (/aʊŋˌsæn.suːˈtʃiː/,[1] phiên âm A-ung Xan Xu Chi) sinh ngày 19 tháng 6 năm 1945), là một chính trị gia người Myanmar, Chủ tịch Đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của Myanmar. Trong cuộc bầu cử phổ thông năm 1990, NLD giành 59% tổng số phiếu và 81% (392 trên 485) ghế trong nghị viện[2][3][4][5][6][7][8]. Tuy nhiên, bà chưa bao giờ được nhậm chức thủ tướng và đã bị chính quyền quân sự quản thúc tại gia trước khi cuộc bầu cử diễn ra. Bà chịu sự quản thúc tại gia của chính quyền quân sự trong gần 15 năm trong tổng số 21 năm quản chế cho đến khi được thả lần gần đây nhất vào tháng 11 năm 2010,[9] qua đó trở thành một trong những tù nhân chính trị được biết đến nhiều nhất trên thế giới.[10]Năm 1990, Suu Kyi được trao tặng Giải tưởng niệm Thorolf RaftoGiải thưởng Sakharov cho Tự do Tư tưởng. Bà tiếp tục được trao tặng giải Nobel Hòa bình năm 1991 [11]Giải Jawaharlal Nehru cho sự Thông cảm quốc tế của chính phủ Ấn Độ cùng Giải thưởng Simón Bolívar của chính phủ Venezuela vào năm 1992. Năm 2007, chính phủ Canada công nhận Suu Kyi là công dân danh dự của Canada,[12] bà là người thứ tư có được vinh dự này.[13] Năm 2011 bà được trao tặng Huy chương Wallenberg.[14]. Hiện nay bà là hội viên danh dự của Câu lạc bộ Madrid. Ngày 19 tháng 12 năm 2012, bà được trao tặng Huân chương Vàng Quốc hội (Congressional Gold Medal), một trong hai giải thưởng cao quý nhất của Hoa Kỳ, bên cạnh Huân chương Tự do Tổng thống[15].Ngày 1 tháng 4 năm 2012, Đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ thông báo Suu Kyi đã trúng cử vào Pyithu Hluttaw, cơ quan Hạ viện của Myanmar, đại diện cho khu vực Kawhmu;[16] NLD cũng giành được 43 trên 45 ghế trống trong Hạ viện.[17] Kết quả cuộc bầu cử đã được xác nhận bởi các ủy ban bầu cử chính thức vào ngày hôm sau.[18]Ngày 6 tháng 6 năm 2013, Suu Kyi cho biết tại trang web của Diễn đàn Kinh tế Thế giới rằng bà muốn tham gia tranh cử vào vị trí người lãnh đạo cao nhất của Myanmar vào năm 2015[19]. Năm 2015, Đảng NLD của bà Suu Kyi giành thắng lợi áp đảo trong cuộc tổng tuyển cử quốc hội. Tuy nhiên, hiến pháp Myanmar do quân đội soạn thảo năm 2008 cấm bà Suu Kyi làm tổng thống vì người chồng Michael Aris và hai con trai của bà đều mang quốc tịch Anh, do vậy bà nói là "sẽ đứng trên tổng thống". Ngày 2 tháng 4 năm 2016, bà chính thức trở thành "cố vấn quốc gia Miến Điện", một chức vụ được tạo ra riêng cho bà.Chính phủ mới của Myanmar của Suu Kyi ban đầu được phương Tây ca ngợi là "biểu tượng dân chủ" và sẽ tạo ra nhiều cải cách, nhưng những lời ca ngợi này sớm qua đi. Không còn là "nhà hoạt động đối lập" mà đã trở thành lãnh đạo, Suu Kyi sớm nhận ra nhiều vấn đề chính trị của Myanmar là không thể giải quyết chỉ bằng các khẩu hiệu "vận động dân chủ" như trước đây bà đã làm, ví dụ như sự khống chế của quân đội tại 3 bộ quan trọng nhất, hoặc Khủng hoảng người tị nạn Rohingya 2015. Bà bị phương tây chỉ trích vì những việc mà họ cho là "sự đàn áp sắc tộc Hồi giáo thiểu số ở tây bắc Myanmar". Truyền thông phương Tây cho rằng Giải Nobel Hòa bình được trao cho Suu Kyi là một "nỗi hổ thẹn", và rằng "bà được tôn vinh vì đã chiến đấu cho sự tự do - và bây giờ bà ấy sử dụng sự tự do đó để biện hộ cho việc giết người của chính bà ta". Đáp lại, Suu Kyi chỉ trích truyền thông phương tây đã thêu dệt nhiều thông tin sai lệch về tình hình Myanmar[20], đồng thời bà đã dần xa lánh các nước phương Tây và quay sang tìm kiếm sự trợ giúp từ Trung QuốcNga[21]

Aung_San_Suu_Kyi

Con cái Alexander
Kim
Nhiệm kỳ 2 tháng 5 năm 2012 – 
&0000000000000007.0000007 năm, &0000000000000325.000000325 ngày
Đảng phái NLD
Tiền nhiệm không có
Chồng Michael Aris (1972–mất 1999)
Học sinh trường Đại học Delhi
St Hugh's College, Oxford
Đại học London
Chữ ký
Sinh 19 tháng 6, 1945 (74 tuổi)
Rangoon, Burma thuộc Anh
(hiện tại là Yangon)
Nghề nghiệp Chính trị gia
Tôn giáo Phật giáo Nguyên thủy
Tổng thống Win Myint

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Aung_San_Suu_Kyi http://www.theaustralian.news.com.au/story/0,25197... http://www.smh.com.au/world/suu-kyi-sentenced-to-1... http://www.theage.com.au/world/un-calls-for-releas... //nla.gov.au/anbd.aut-an36106946 http://www.radioaustralia.net.au/asiapac/stories/2... http://www.africasia.com/services/news/newsitem.ph... http://www.bangkokpost.com/news/asia/144268/burma-... http://www.bookideas.com/reviews/index.cfm?fuseact... http://business-standard.com/india/news/much-warmt... http://www.forbes.com/power-women/list/2/#tab:over...