Asen
Asen

Asen

Asen (bắt nguồn từ từ tiếng Pháp arsenic),[3] còn được viết là a-sen,[3] arsen, là một nguyên tố hóa học có ký hiệu Assố nguyên tử 33. Asen lần đầu tiên được Albertus Magnus (Đức) viết về nó vào năm 1250[4]. Khối lượng nguyên tử của nó bằng 74,92. Asen là một á kim gây ngộ độc và có nhiều dạng thù hình: màu vàng (phân tử phi kim) và một vài dạng màu đen và xám (á kim) chỉ là số ít mà người ta có thể nhìn thấy. Ba dạng có tính kim loại của asen với cấu trúc tinh thể khác nhau cũng được tìm thấy trong tự nhiên (các khoáng vật asen sensu stricto và hiếm hơn là asenolamprit cùng parasenolamprit), nhưng nói chung nó hay tồn tại dưới dạng các hợp chất asenua và asenat. Vài trăm loại khoáng vật như thế đã được biết tới. Asen và các hợp chất của nó được sử dụng như là thuốc trừ dịch hại, thuốc trừ cỏ, thuốc trừ sâu và trong một loạt các hợp kim.Trong tiếng Việt, asen thường bị gọi nhầm là thạch tín (chữ Hán: 石信)- vốn là từ chỉ quặng oxit của nó - asen trioxit (As2O3), cũng là chất độc như asen. Nhưng thạch tín là Arsenolit, một dạng khác của asen và có độc, hình thành thứ cấp như là sản phẩm phong hóa (oxi hóa) của các khoáng vật sulfua chứa asen trong các mạch nhiệt dịch.Trạng thái ôxi hóa phổ biến nhất của nó là -3 (asenua: thông thường trong các hợp chất liên kim loại tương tự như hợp kim), +3 (asenat (III) hay asenit và phần lớn các hợp chất asen hữu cơ), +5 (asenat (V): phần lớn các hợp chất vô cơ chứa ôxy của asen ổn định). Asen cũng dễ tự liên kết với chính nó, chẳng hạn tạo thành các cặp As-As trong sulfua đỏ hùng hoàng (α-As4S4) và các ion As43- vuông trong khoáng coban asenua có tên skutterudit. Ở trạng thái ôxi hóa +3, tính chất hóa học lập thể của asen chịu ảnh hưởng bởi sự có mặt của cặp electron không liên kết.Cần phân biệt giữa asen vô cơ và asen hữu cơ, trong khi arsen vô cơ có độc tính mạnh, arsen hữu cơ có nguồn gốc tự nhiên từ sự phân hủy các loài cá, hải sản, không có độc tính và đào thải nhanh chóng khỏi cơ thể con người.[5][6]

Asen

Độ cứng theo thang Mohs 3,5
Trạng thái vật chất Chất rắn
Mật độ ở thể lỏng ở nhiệt độ nóng chảy: 5,22 g·cm−3
Nhiệt bay hơi ? 34,76 kJ·mol−1
Mô đun nén 22 GPa
mỗi lớp 2, 8, 18, 5
Tên, ký hiệu Asen, As
Cấu hình electron [Ar] 4s2 3d10 4p3
Màu sắc Ánh kim xám
Điện trở suất ở 20 °C: 333 n Ω·m
Bán kính liên kết cộng hóa trị 119±4 pm
Điểm tới hạn 1673 K, ? MPa
Nhiệt dung 24,64 J·mol−1·K−1
Nhiệt độ thăng hoa 887 K ​(615 °C, ​1137 °F)
Nhiệt lượng nóng chảy (xám) 24,44 kJ·mol−1
Số đăng ký CAS 7440-38-2
Năng lượng ion hóa Thứ nhất: 947,0 kJ·mol−1
Thứ hai: 1798 kJ·mol−1
Thứ ba: 2735 kJ·mol−1
Độ dẫn nhiệt 50,2 W·m−1·K−1
Điểm ba trạng thái 1090 K, ​3628 [1] kPa
Hình dạng Ánh kim xám
Bán kính van der Waals 185 pm
Bán kính cộng hoá trị thực nghiệm: 119 pm
Tính chất từ Nghịch từ[2]
Độ âm điện 2,18 (Thang Pauling)
Khối lượng nguyên tử chuẩn (±) (Ar) 74,92160(2)
Phân loại   á kim
Số nguyên tử (Z) 33
isoNAChu kỳ bán rãDMDE (MeV)DP
isoNAChu kỳ bán rãDMDE (MeV)DP
73AsTổng hợp80,3 ngàyε-73Ge
γ0.05D, 0.01D, e-
74AsTổng hợp17,78 ngàyε-74Ge
β+0.94174Ge
γ0.595, 0.634-
β−1.35, 0.71774Se
75As100%75As ổn định với 42 neutron
Mật độ 5,727 g·cm−3 (ở 0 °C, 101.325 kPa)
Độ cứng theo thang Brinell 1440 MPa
Mô đun Young 8 GPa
Chu kỳ Chu kỳ 4
Nhóm, phân lớp 15p
Cấu trúc tinh thể Hệ tinh thể ba nghiêng (a ≠ b ≠ c) và (α ≠ β ≠ γ ≠ 90°)]]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Asen http://www.kfunigraz.ac.at/achwww/Seiten/englische... http://www.npi.gov.au/database/substance-info/prof... http://www.corrosionsource.com/handbook/periodic/3... http://web103.epnet.com http://www.macmillanscience.com/1403944997.htm http://www.usatoday.com/news/world/2007-08-30-5534... http://www.webelements.com/webelements/compounds/t... http://www.webelements.com/webelements/elements/te... http://www-cie.iarc.fr/htdocs/monographs/vol23/ars... http://www.atsdr.cdc.gov/csem/arsenic/