Archimedes
Archimedes

Archimedes

Archimedes thành Syracuse (tiếng Hy Lạp: Ἀρχιμήδης) phiên âm tiếng Việt: Ác-si-mét; (khoảng 287 trước Công Nguyên – khoảng 212 trước Công Nguyên) là một nhà toán học, nhà vật lý, kỹ sư, nhà phát minh, và một nhà thiên văn học người Hy Lạp.[1] Dù ít chi tiết về cuộc đời ông được biết, ông được coi là một trong những nhà khoa học hàng đầu của thời kỳ cổ đại.Thường được xem là nhà toán học vĩ đại nhất thời cổ đại và là một trong những nhà toán học vĩ đại nhất mọi thời đại.[2][3], ông đã báo trước phép vi tích phângiải tích hiện đại bằng việc áp dụng các khái niệm về vô cùng béphương pháp vét cạn để suy ra và chứng minh chặt chẽ một loạt các định lý hình học, bao gồm các định lý về diện tích hình tròn, diện tích bề mặtthể tích của hình cầu, cũng như diện tích dưới một đường parabol.[4] Các thành tựu toán học khác bao gồm việc suy ra một phép xấp xỉ tương đối chính xác số pi, định nghĩa một dạng đường xoáy ốc mang tên ông (xoắn ốc Archimedes), và tạo ra một hệ sử dụng phép lũy thừa để biểu thị những số lớn. Ông cũng là một trong những người đầu tiên áp dụng toán học vào các bài toán vật lý, lập nên các ngành thủy tĩnh họctĩnh học, bao gồm lời giải thích cho nguyên lý của đòn bẩy. Ông cũng được biết đến là người đã thiết kế ra nhiều loại máy móc, chẳng hạn máy bơm trục vít, ròng rọc phức hợp, và các công cụ chiến tranh để bảo vệ quê hương ông, Syracusa.Archimedes chết trong trận bao vây Syracusa khi ông bị một tên lính Roma giết dù đã có lệnh không được làm hại ông. Cicero có kể lại lần tới thăm mộ Archimedes, nơi dựng một hình cầu và một ống hình trụ mà Archimedes yêu cầu đặt trên mô mình, tượng trưng cho những khám phá toán học của ông.Không giống các phát minh của ông, các công trình toán học của Archimedes không mấy nổi tiếng trong thời cổ đại. Các nhà toán học từ Alexandria đã đọc và trích dẫn các công trình của ông, nhưng mãi tới khoảng năm 530 sau Công Nguyên thì Isidore của Miletus mới biên soạn lại đầy đủ, trong khi những lời bình luận với các tác phẩm của Archimedes do Eutocius viết ở thế kỷ thứ VI Công Nguyên lần đầu tiên đã đưa nó ra giới độc giả rộng rãi hơn. Số lượng khá ít bản sao các tác phẩm của Archimedes tồn tại qua thời Trung Cổ là một nguồn tư tưởng ảnh hưởng quan trọng cho các nhà khoa học trong thời kỳ Phục hưng,[5] trong khi sự phát hiện các công trình trước đó chưa từng được biết tới của Archimedes vào năm 1906 trong Sách da cừu Archimedes đã cung cấp cái nhìn mới về cách ông đi đến các kết luận toán học như thé nào.[6]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Archimedes http://web.mat.bham.akho%E1%BA%A3nguk/R.W.Kaye/seq... http://www-history.mcs.st-and.akho%E1%BA%A3nguk/Bi... http://www-history.mcs.st-andrews.akho%E1%BA%A3ngu... http://www.math.uwaterloo.ca/navigation/ideas/reck... http://edition.cnn.com/books/news/9810/29/archimed... http://fulltextarchive.com/pages/Plutarch-s-Lives1... http://books.google.com/books?id=-aFtPdh6-2QC&pg=P... http://books.google.com/books?id=mweWMAlf-tEC&pg=P... http://books.google.com/books?id=suYGAAAAYAAJ http://science.howstuffworks.com/wildfire.htm