A_tăng_kỳ

A tăng kỳ hay A-tăng-kỳ (sa: असंख्येय, Asaṃkhyeya) là một tên gọi được dùng trong Phật giáo để chỉ con số 10140 hoặc cho số 10 ( a ⋅ 2 b ) {\displaystyle 10^{(a\cdot 2^{b})}} đã được liệt kê trong Kinh Hoa Nghiêm,[1] các giá trị a=5, b=103 nếu tính theo bản dịch của ngài Phật-đà-bạt-đà-la (Buddhabhadra), a=7, b=103 theo bản dịch của ngài Thật Xoa Nan Ðà (Shikshananda) và a=10, b=104 theo Thomas Cleary nhưng ông có sai sót trong tính toán.A tăng kỳ là một từ tiếng Phạn xuất hiện thường xuyên trong các văn bản Phật giáo. Ví dụ, Thích Ca Mâu Ni Phật đã thực hành 4 A-tăng-kỳ 100 nghìn đại kiếp trước khi trở thành một vị Phật. A tăng kỳ có nghĩa là 'không thể đếm được'.[2]Trong tiếng Phạn, từ "asaṃkhyeya" nghĩa đen là "vô số" trong ngữ nghĩa của "vô hạn".[1]